30 vấn đề sức khỏe mà phụ nữ tuổi 40 nên cảnh giác

Phụ nữ ngày nay không còn sợ tuổi trung niên và cảm thấy khỏe mạnh hơn bao giờ hết, nhờ những xu hướng tập thể dục và chăm sóc sức khỏe mới nhất. Nhưng lão hóa cũng đi kèm với nhiều thay đổi.

Thường đến tuổi 40 một số phụ nữ bắt đầu hình thành những nếp nhăn và nếp hằn sâu hơn. Tuổi 40 cũng báo hiệu tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ví dụ, ở tuổi 40, phụ nữ nên chụp nhũ ảnh lần đầu tiên.

Tăng cân

Giảm cân ở độ tuổi 20 chỉ đơn giản là bỏ uống nước ngọt trong một tuần, nhưng khi có tuổi, ngơ]ì phụ nữ sẽ khó giảm cân và dễ tăng cân hơn. Tuổi tác, thiếu vận động, mức độ stress, và lựa chọn chế độ ăn uống kém là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tăng cân. Duy trì vận động chính là chìa khóa.

Mệt mỏi và thiếu sức sống

Cảm thấy mệt mỏi có vẻ không phải là điều gì mới mẻ đối với phụ nữ ở độ tuổi 40. Rốt cuộc, bạn có thể đang phải đi làm toàn thời gian, nuôi con và quản lý nhà cửa, nhưng khi có tuổi, phụ nữ có xu hướng mệt mỏi nhiều hơn và nhanh hơn. Điều này chủ yếu là do những thay đổi nội tiết xảy ra từ mãn kinh. Giấc ngủ ổn định là một yếu tố chủ chốt trong việc trẻ hóa và phục hồi cơ thể, do đó hãy duy trì giấc ngủ đủ 7 tiếng trong năm đêm một tuần.

Bệnh tim mạch

Đây là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở phụ nữ Mỹ. Theo thời gian, mảng bám tích tụ trong động mạch, khiến chúng bị hẹp và cứng. Điều này ngăn cản dòng máu và oxy bình thường mà tim cần. Cục máu đông có thể phát triển trên các mảng bám, ngăn dòng máu chảy đến tim dẫn đến cơn đau tim. Đây là một lý do khác khiến chế độ ăn uống và tập thể dục rất quan trọng.

Giảm ham muốn

Có rất nhiều lý do khiến phụ nữ tuổi 40 giảm ham muốn tình dục. Tất cả mọi thứ từ thay đổi nội tiết đến khô âm đạo có thể là nguyên nhân. Đôi khi giải pháp có thể đơn giản là sử dụng kem estrogen, nhưng trong những trường hợp khác, nó có thể báo hiệu điều gì đó nghiêm trọng hơn. Luôn luôn nói chuyện với bác sĩ cho dù vấn đề 0nghiêm trọng đến mức nào hoặc cho dù bạn không nghĩ đó là vấn đề.

Ung thư vú

Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai bệnh ung thư phổ biến nhất ảnh hưởng đến phụ nữ. Ung thư vú có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ tăng theo tuổi. Ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phụ nữ nào đang hoặc đã có hoạt động tình dục, nhưng nó chủ yếu xảy ra ở những phụ nữ bị nhiễm HPV, bị suy giảm miễn dịch, dinh dưỡng kém và không làm xét nghiệm phết cổ tử cung. Chụp nhũ ảnh định kỳ là rất quan trọng khi đến tuổi 40

Mất ngủ

Như thể mệt mỏi và thiếu sức sống còn chưa đủ rắc rối, mất ngủ cũng là nỗi khổ của nhiều phụ nữ tuổi trung niên. Trên thực tế, một nghiên cứu của CDC cho thấy gần 20% phụ nữ ở độ tuổi 40 đến 59 nói rằng bị khó ngủ từ 4 đêm trở lên mỗi tuần. Nghiên cứu giải thích đối với nhiều người đây là do khởi đầu của thời kỳ mãn kinh. Toát mồ hôi đêm, nhiệt độ cơ thể tăng vọt và thay đổi tâm trạng đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Rụng tóc

Mặc dù rụng tóc ở cả nam và nữ chủ yếu là do di truyền, nhưng nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh cũng có thể đóng vai trò. Có những chất bổ sung và phương pháp điều trị để giúp ngăn ngừa rụng tóc, vì vậy nếu lo lắng, hãy hỏi bác sĩ.

Tâm trạng thất thường

Phụ nữ phải đối phó với những thay đổi tâm trạng từ tuổi dậy thì, nhưng khi tiến tới những năm tiền mãn kinh, các thay đổi nội tiết tố có thể dường như không thể chịu đựng được. Các chuyên gia khuyên bạn nên học cách quản lý stress từ sớm. Stress có thể chi phối cortisol, dẫn đến bệnh. Quản lý stress và đáp ứng cortisol là một kỹ năng mà mọi người cần phải học và luyện tập để giữ sức khỏe. Một số cách tốt nhất bao gồm tập thở, thiền, châm cứu, mát-xa, yoga hoặc tận hưởng không khí ngoài trời.

Các về đề về tiêu hóa

Chướng bụng, đầy hơi và thay đổi nhu động ruột có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng nếu chúng trở nên thường xuyên hơn ở độ tuổi 40, thì có lẽ là do nội tiết. Những thay đổi mãn kinh xảy ra trong cơ thể có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa giống như khi đang có kinh hoặc ngay trước kì kinh.

Tăng huyết áp

Mặc dù hay gặp hơn ở nam giới, phụ nữ gần đến tuổi trung niên dễ thấy huyết áp tăng lên. Tin tốt là nó thường do các yếu tố có thể quản lý được, như cân nặng, chế độ ăn uống và tập thể dục. Luôn cập nhật lịch đi khám bác sĩ vì huyết áp có thể tăng mà bạn không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào.

Chuyển hóa chậm

Sau tuổi 40 quá trình chuyển hóa có xu hướng chậm xuống khoảng 5% sau mỗi mười năm. Điều này không có nghĩa là khi đến 40 tuổi bạn sẽ mất tất cả; nó chỉ có nghĩa là bạn phải thông minh hơn về lựa chọn thực phẩm và dành thời gian để tập thể dục thường xuyên hơn.

Tìm cách để sáng tạo với khẩu phần thực phẩm vì khi sự trao đổi chất thay đổi, cỡ suất và mức độ vận động sẽ đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong việc duy trì cân nặng và giảm cân. Giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh gây ra những thay đổi trong chuyển hóa, duy trì nội tiết và sức khỏe của tim.

Đái tháo đường

Béo phì là một trong những yếu tố chính phát triển bệnh đái tháo đường khi có tuổi. Béo phì là một yếu tố tiền căn để phát triển đái tháo đường. Nếu bạn bị thừa cân và gần đến tuổi trung niên, nguy cơ mắc đái tháo đường sẽ cao hơn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn lo lắng.

Mãn kinh

Mãn kinh là một thời điểm chắc chắn sẽ xảy ra trong cuộc đời của mọi phụ nữ tuổi trung niên. Mặc dù không nhất thiết phải lo lắng về mãn kinh, nhưng các triệu chứng đi kèm với nó, như mất cân bằng nội tiết tố, thay đổi quá trình chuyển hóa, giảm sinh lực và bốc hỏa, có thể gây lo ngại.

Khi gần đến tuổi trung niên, hãy chuẩn bị cho mình trước những gì sắp tới. Chúng ta dành nhiều thời gian để chuẩn bị cho các bé gái trước tuổi dậy thì, nhưng hiếm khi nói về thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Tự chăm sóc bản thân và một lối sống lành mạnh sẽ giúp chống lại điều tồi tệ nhất.

Sức khỏe tâm thần

Khi có tuổi, phụ nữ dễ phát triển các vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn nam giới. Lo âu, trầm cảm, bệnh Alzheimer, và suy giảm nhận thức là phổ biến nhất. Có nhiều lý do khiến phụ nữ dễ phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần này, nhưng khả năng lớn nhất là do nồng độ hoóc-môn dao động mà phụ nữ gặp phải trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.

Khô âm đạo

Nguyên nhân là lượng estrogen giảm do tiền mãn kinh và mãn kinh, khô âm đạo không chỉ phổ biến ở tuổi trung niên mà còn gặp sau khi sinh con. Mặc dù nhiều phụ nữ có thể cảm thấy xấu hổ khi nói về vấn đề này, song nó hoàn toàn bình thường và có cách khắc phục dễ dàng. Hầu hết các bác sĩ sản phụ khoa sẽ khuyên bạn nên tránh xà phòng có mùi thơm. Kem estrogen kê đơn cũng có thể được sử dụng để điều trị, vì vậy hãy hỏi bác sĩ của bạn.

Kinh nguyêt nhiều

Mặc dù nghe có vẻ trái khoáy, nhưng kinh nguyệt ra nhiều thực sự là một dấu hiệu của mãn kinh. Lịch “đèn đỏ” của bạn cũng có thể bị rối loạn quanh thời điểm này, có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn ở một vài tháng so với những tháng khác.

Loãng xương

Khi có tuổi, phụ nữ có xu hướng giảm mật độ xương và giảm độ vững chắc của xương, có thể dẫn đến loãng xương. Đây là khi xương trở nên yếu và giòn. Tình trạng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, đó là lý do tại sao phụ nữ ở tuổi 40 nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào.

Vấn đề về thị lực và nghe kém

Khi chúng ta có tuổi, sẽ không thể tránh khỏi việc thị lực và sức nghe bị kém đi. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ bị điếc và mù. Nó chỉ có nghĩa là bạn có thể cần kính để đọc hoặc có thể cần máy trợ thính. Hãy kiểm tra thị lực và thính giác hàng năm.

Đầu óc kém minh mẫn

Khó tập trung và các vấn đề nhận thức là một tác dụng phụ khác của tiền mãn kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ ở độ tuổi 40 có thể bắt đầu bị kém minh mẫn do mãn kinh. Mặc dù không có loại thần dược nào để xóa tan đám mây mù che phủ bộ não, nhưng việc biết rằng nó không xảy ra với riêng bạn là một niềm an ủi..

Khám vú định kỳ

Bắt đầu ở tuổi 40, chụp mũ ảnh định kỳ là điều bắt buộc!. Phát hiện sớm mọi bất thường có thể cứu sống bạn. Nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, hãy hỏi bác sĩ về việc chụp nhũ ảnh, ngay cả khi bạn không 40 tuổi.

Khám phụ khoa định kỳ

Xét nghiệm phết cổ tử cung (Pap) định kỳ là rất quan trọng, nhưng thậm chí còn quan trọng hơn khi người phụ nữ bước vào tuổi trung niên. Xét nghiệm Pap tầm soát ung thư cổ tử cung, và giống như bất kỳ bệnh ung thư nào, phát hiện sớm là điểm mấu chốt.

Khám tim mạch

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số một ở phụ nữ Mỹ và nguy cơ sẽ cao hơn khi bạn già đi. Bên cạnh việc hướng đến một lối sống lành mạnh, phụ nữ ở độ tuổi 40 cũng nên định kỳ đi kiểm tra tim mạch.

Soi đại tràng

Mặc dù được thống nhất khuyến nghị cho phụ nữ trên 50 tuổi, nhưng độ tuổi 40 là thời điểm tốt để bắt đầu nói chuyện với bác sĩ về soi đại tràng, đặc biệt là nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư hoặc polyp đại tràng.

Tiêm phòng cúm hàng năm

Điều này luôn quan trọng, nhưng đặc biệt khi chúng ta già đi và hệ thống miễn dịch không còn mạnh mẽ, việc tiêm phòng cúm là quan trọng hơn bao giờ hết.

Đánh giá mật độ xương

Xét nghiệm Mật độ xương DEXA mỗi 10 năm một lần bắt đầu ở tuổi 40. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương hoặc hay bị gãy xương.

Khám tuyến giáp

Rối loạn chức năng tuyến giáp là mất cân bằng nội tiết hay gặp nhất ở phụ nữ. Đó là lý do tại sao bạn nên kiểm tra thường xuyên.

Đánh giá huyết áp

Vì tăng huyết áp và huyết áp cao có thể xảy ra mà bạn không hề nhận thấy, nên các khuyên nên đánh giá huyết áp cho tất cả bệnh nhân ở độ tuổi 40. Điều quan trọng là phải đi trước các dấu hiệu và triệu chứng trong cơ thể.

Đo mức hoóc-môn

Tiền mãn kinh và mãn kinh là khoảng thời gian đầy những biến động về nội tiết ở phụ nữ, vì vậy việc kiểm tra nồng độ hoóc-môn thường xuyên sẽ giúp bạn theo dõi. Các thông số về mức hoóc-môn sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về những gì có thể làm phiền bạn.

Bộ mỡ máu hoàn chỉnh

Đây còn được gọi là xét nghiệm cholesterol và nó rất quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ bệnh tim, vốn sẽ tăng khi bạn già đi. Xét nghiệm mỡ máu thường là một phần của việc khám sức khỏe hàng năm, nhưng nếu bác sĩ không đề cập đến nó, hãy đề nghị xét nghiệm này.

Đánh giá nốt ruồi

Đánh giá nốt ruồi là điều bạn nên làm ở mọi độ tuổi, nhưng khi bước vào tuổi 40, nguy cơ mắc ung thư da tăng lên do thực tế là bạn đã có thời gian phơi nắng lâu hơn. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu dài là một yếu tố nguy cơ ung thư da.

“nội tiết tố nữ” là nhựa sống duy trì nét xuân xanh cho phụ nữ

11 Biện pháp giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể

Đối với một số người, chỉ cần một số thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp khôi phục các mức độ hormone trong cơ thể.

Mất cân bằng nội tiết tố (hormone) có thể gây tác động đáng kể đến tâm trạng, cảm giác thèm ăn và sức khỏe tổng thể của một người. Hệ thống nội tiết tiết ra những hormone và thực hiện các chức năng khác nhau trong suốt cả ngày.

Ngay cả những thay đổi nhỏ về nồng độ hormone cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ, bao gồm cả căng thẳng thêm trên cơ thể. Các triệu chứng có thể phát triển tồi tệ hơn theo thời gian và mất cân bằng nội tiết tố có thể dẫn đến các vấn đề mãn tính.

Đối với một số người, chỉ cần một số thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp khôi phục các mức độ hormone.

Dưới đây là 11 biện pháp hữu ích mà bất kì ai cũng có thể làm được để duy trì sự cân bằng nội tiết, ổn định sức khỏe:

1. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng nhất để cân bằng hormone. Mức độ của một số hormone có thể tăng và giảm trong suốt cả ngày để đáp ứng với các vấn đề như chất lượng giấc ngủ.

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Nội tiết Quốc tế, rối loạn giấc ngủ có thể tác động bất lợi đối với hormone và dẫn đến những hậu quả sau:

– Béo phì

– Bệnh tiểu đường

– Tăng cảm giác thèm ăn

Thường xuyên nghỉ ngơi đầy đủ, không bị quấy rầy, nghỉ đêm có thể giúp cơ thể điều chỉnh nồng độ hormone.

2. Tránh quá nhiều ánh sáng vào ban đêm

Tiếp xúc với ánh sáng xanh, như từ điện thoại di động hoặc màn hình máy tính, có thể làm phá vỡ chu kỳ giấc ngủ. Cơ thể phản ứng với ánh sáng này như thể đó là ánh sáng ban ngày và điều chỉnh hormone để đáp ứng.

Một nghiên cứu trên Thời báo Sinh học Quốc tế lưu ý rằng việc tiếp xúc với bất kỳ ánh sáng nhân tạo nào vào ban đêm có thể làm xáo trộn cơ thể, khiến nó ức chế hormone melatonin, điều này có thể tác động tiêu cực đến nhiều chức năng khác.

Tránh ánh sáng nhân tạo có thể giúp điều chỉnh hormone và khôi phục nhịp điệu sinh học tự nhiên.

3. Quản lý stress

Một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học thực nghiệm và lâm sàng chỉ ra mối liên hệ giữa stress, hệ thống nội tiết và nồng độ hormone. Các nhà nghiên cứu cho rằng liên kết này rất mạnh, thậm chí mức độ stress thấp có thể gây ra phản ứng nội tiết.

Stress dẫn đến sự gia tăng hormone adrenaline và cortisol. Nếu nồng độ của các hormone này quá cao, nó có thể phá vỡ sự cân bằng tổng thể và góp phần gây ra béo phì, thay đổi tâm trạng và thậm chí các vấn đề về tim mạch.

Do vậy, điều quan trọng là phải tìm cách giảm stress. Một việc đơn giản như nghe nhạc sẽ giúp thư giãn và làm giảm stress.

4. Tập thể dục

Các tác động nội tiết tố từ tập thể dục thường xuyên có thể hạn chế việc ăn quá nhiều. Một nghiên cứu trên tạp chí Y học Thể thao chỉ ra rằng ngay cả những buổi tập thể dục ngắn cũng giúp điều chỉnh hormone và kiểm soát sự thèm ăn.

Ngoài ra, như một bài viết trên BMJ Open Sport & Fitness Medicine chỉ ra, hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ kháng insulin, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường tuýp 2.

5. Loại bỏ đồ có đường

Các phát hiện trong báo cáo Đánh giá quan trọng trong Khoa học Phòng thí nghiệm lâm sàng ủng hộ ý kiến cho rằng đường đóng vai trò lớn trong nhiều vấn đề như bệnh chuyển hóa và kháng insulin.

Mặc dù bằng chứng cụ thể vẫn còn thiếu, song loại bỏ đường ra khỏi chế độ ăn uống có thể giúp giữ mức độ hormone trong tầm kiểm soát, bao gồm cả insulin.

Một số người chỉ loại bỏ các loại đường cụ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy đường ăn, xi-rô ngô hàm lượng đường cao và mật ong cũng gây ra phản ứng tương tự. Do đó, tốt hơn là nên tránh tất cả các loại đường.

6. Ăn chất béo có lợi cho sức khỏe

Dầu ôliu giúp cân bằng 1 loại hormone tác động đến sự thèm ăn và tiêu hóa.

Chất béo có lợi có thể giúp duy trì sự cân bằng của các hormone liên quan đến sự thèm ăn, trao đổi chất và cảm giác no.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients cho thấy rằng các axit béo chuỗi trung bình, chẳng hạn như các chất có trong dầu dừa hoặc dầu cọ đỏ, có thể có tác dụng điều chỉnh các tế bào chịu trách nhiệm cho phản ứng của cơ thể với insulin.

Trong khi đó, một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy dầu ô liu có thể cân bằng mức độ của một loại hormone điều chỉnh sự thèm ăn và kích thích tiêu hóa chất béo và protein.

7. Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ có thể đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, và nó cũng có thể giúp điều chỉnh các hormone như insulin.

Một nghiên cứu trên tạp chí Béo phì nói rằng rằng một số loại chất xơ cũng có tác dụng cân bằng nồng độ của các hormone khác, điều này có thể giúp một người duy trì cân nặng khỏe mạnh.

8. Ăn nhiều cá béo

Hàm lượng chất béo cao trong một số loại cá có thể giúp cải thiện hệ tim mạch và tiêu hóa, cũng có thể có lợi cho não và hệ thần kinh trung ương.

Như một nghiên cứu ở Frontiers in Psychology chỉ ra, ăn một chế độ ăn nhiều dầu cá có thể giúp ngăn ngừa chứng rối loạn tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng. Trong một số trường hợp, thêm dầu cá vào chế độ ăn có thể góp phần điều trị các rối loạn.

9. Tránh ăn quá nhiều

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề trao đổi chất trong thời gian dài, nhưng một nghiên cứu về Béo phì cho thấy ngay cả việc ăn quá nhiều trong thời gian ngắn cũng làm thay đổi mức độ lưu thông của chất béo và làm tăng căng thẳng oxy hóa.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra sự gia tăng đáng kể của hormone ceramides (các tế bào mỡ trong da) có thể thúc đẩy kháng insulin.

10. Uống trà xanh

Trà xanh giúp tăng cường sức khỏe trao đổi chất. Trà xanh là một loại đồ uống tốt cho sức khỏe, chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất giúp tăng cường sức khỏe trao đổi chất.

Một đánh giá trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ chỉ ra mối liên hệ giữa trà xanh và giảm nồng độ insulin nhanh chóng.

Các chất chống oxy hóa trong trà cũng có thể giúp kiểm soát stress oxy hóa.

11. Bỏ thuốc lá

Khói thuốc lá có thể phá vỡ nồng độ của một số hormone. Ví dụ, theo một nghiên cứu trên Tạp chí Y học tổng hợp quốc tế, khói thuốc có thể làm thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, kích thích hormone tuyến yên và thậm chí làm tăng mức độ hormone steroid, chẳng hạn như cortisol, có liên quan đến stress.

Hormone ảnh hưởng đến một loạt các chức năng cơ thể, và thậm chí sự mất cân bằng nhỏ có thể gây ra hậu quả đáng kể. Đối với một số người, thực hiện thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống và lối sống có thể khôi phục lại sự cân bằng tốt lành.

Các biện pháp trong bài viết này có thể giúp ích, nhưng bất cứ ai quan tâm về mức độ hormone của mình nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

[GỢI Ý] Thời Điểm Uống Thực Phẩm Chức Năng Tốt Nhất

Ngày nay, mọi người điều có nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe nên thực phẩm chức năng được sử dụng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thời điểm nào uống thực phẩm chức năng là tốt nhất thì không phải ai cũng biết? Do đó, hôm nay Medipharm sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên cũng như giải đáp một số thắc mắc liên quan.

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng (TPCN) là những loại thực phẩm được thiết kế để cung cấp lợi ích sức khỏe đặc biệt. Ngoài các chức năng cơ bản của thực phẩm thông thường. Chúng thường chứa các thành phần dinh dưỡng hoặc các chất sinh học có tác dụng cải thiện sức khỏe, bảo vệ sức khỏe, và ngăn ngừa bệnh tật.

TPCN thường chứa các thành phần bổ sung như vitamin, khoáng chất, axit béo omega-3, chất xơ, probiotic, chất chống oxy hóa, các hợp chất thảo dược khác. Các loại thực phẩm này có thể được sử dụng như bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ miễn dịch, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ gan, tăng cường sức mạnh cơ bắp, chăm sóc da, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, và nhiều tác dụng khác.

Uống thực phẩm chức năng vào thời gian nào?

Thời điểm uống thực phẩm chức năng sẽ thay đổi tuỳ vào các loại sản phẩm và mục đích sử dụng. Thời điểm tốt nhất để sử dụng TPCN là vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Một số thực phẩm chức năng tốt nhất được uống cùng bữa ăn hoặc sau khi ăn để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ tác dụng phụ do dạ dày trống rỗng.

                                     Uống thực phẩm chức năng vào thời gian nào?

Tuy nhiên, với một số loại thực phẩm liên quan đến giảm cân, tăng cân thì thường dùng trước khi ăn. Với sản phẩm tăng cân điều này sẽ giúp kích thích tiết dịch vị trong miệng tạo cảm giác thèm ăn. Đồng thời, nó thúc đẩy quá trình tiêu hoá, hấp thụ dinh dưỡng.

Còn sản phẩm giảm cân sẽ ngược lại, nó làm giảm sự hấp thu chất dinh dưỡng, tạo ra cảm giác chán ăn. Thuốc làm giảm lượng calo tiêu thụ giúp người sử dụng tiến gần hơn đến mục tiêu giảm cân.

Còn những thực phẩm liên quan đến làm đẹp, dưỡng da thì nên sử dụng vào buổi tối. Thời điểm này da được nghỉ ngơi và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất để da nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra, khi bạn sử dụng TPCN chăm sóc da thì nên kết hợp quá trình chăm sóc da hợp lý. Điều này sẽ giúp làn da của bạn khoẻ mạnh hơn giúp hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

Các câu hỏi liên quan đến cách uống thực phẩm chức năng

Nên dùng thực phẩm chức năng trong bao lâu?

Thời gian sử dụng thực phẩm chức năng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm và mục đích sử dụng của bạn.

                      Sử dụng thực phẩm chức năng bao lâu thì dừng?      
  • Hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trên nhãn hàng hoá. Nhà sản xuất thường xác định liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp cho sản phẩm của họ.
  • Một số thực phẩm có thể được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ví dụ, một số chương trình bổ sung dinh dưỡng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng để đáp ứng nhu cầu cụ thể.
  • Nếu bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị một vấn đề sức khỏe cụ thể. Hãy tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc nhà dinh dưỡng. Họ có thể đề xuất một thời gian sử dụng cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe và mục tiêu của bạn.
  • Một số thực phẩm chức năng có thể được sử dụng định kỳ trong một thời gian dài để duy trì lợi ích sức khỏe. Ví dụ, các probiotic thường được sử dụng liên tục để duy trì sự cân bằng vi khuẩn trong ruột.

Nhưng thông thường, thời gian sử dụng thực phẩm chức năng được khuyến cáo từ 2 đến 3 tháng. Thời gian này tương đương như là 1 liệu trình bổ sung chất dinh dưỡng. Sau thời gian này thì bạn không dùng thuốc nữa. Thời gian nghỉ có thể từ 1,5 tháng đến 2 tháng và sau đó có thể tiếp tục sử dụng.

Có nên cho bé sử dụng thực phẩm chức năng không?

Việc cho bé sử dụng thực phẩm chức năng cần được cân nhắc cẩn thận. Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý:

                              Thực phẩm chức năng dành cho bé
  • Thực phẩm chức năng không phải lúc nào cũng phù hợp cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là các loại sản phẩm dành cho người lớn. Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau so với người lớn. Chính vì vậy, cần đảm bảo rằng thực phẩm chức năng phù hợp với độ tuổi của bé.
  • Trước khi cho bé sử dụng thực phẩm chức năng, hãy tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể đánh giá nhu cầu dinh dưỡng của bé và đưa ra lời khuyên phù hợp.
  • Khi chọn thực phẩm chức năng cho bé, hãy lựa chọn nhãn hàng hoá đáng tin cậy từ các nhà sản xuất uy tín. Đọc kỹ nhãn và tìm hiểu về thành phần, công dụng và hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng cho bé.
  • Thực phẩm chức năng không nên thay thế chế độ ăn uống đa dạng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Chế độ ăn uống của trẻ em nên bao gồm một loạt thực phẩm tự nhiên và cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
  • Khi cho bé sử dụng thực phẩm chức năng, hãy theo dõi cẩn thận phản ứng của bé và xem xét bất kỳ tác dụng phụ nào. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Tóm lại, việc cho bé sử dụng thực phẩm chức năng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và tư vấn từ chuyên gia y tế là rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng thực phẩm chức năng phù hợp

Thực phẩm chức năng có hại cho sức khỏe không?

Nếu được sử dụng đúng cách và tuân thủ hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số yếu tố cần lưu ý:

                                     Thực phẩm chức năng dành cho bé
  • Sử dụng thực phẩm chức năng vượt quá liều lượng khuyến nghị có thể gây tác dụng phụ. Việc tự ý tăng liều lượng hoặc sử dụng quá nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc có thể gây
  • Một số người có thể phản ứng dị ứng đối với một số thành phần trong thực phẩm chức năng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, mệt mỏi hoặc khó thở. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng nào sau khi sử dụng thực phẩm chức năng, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ.
  • Một số thực phẩm chức năng có thể chứa chất phụ gia hoặc hương liệu nhân tạo. Một số người có thể nhạy cảm với các chất này và gây ra phản ứng không mong muốn. Đọc kỹ nhãn hàng hoá và kiểm tra thành phần trước khi sử dụng để tránh các chất phụ gia không mong muốn.
  • Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với các loại thuốc hoặc điều trị khác mà bạn đang sử dụng. Hãy tư vấn với bác sĩ hoặc nhà dược để biết về tương tác tiềm năng giữa thực phẩm chức năng và thuốc bạn đang dùng.
  • Nên lựa chọn nhãn hàng hóa đáng tin cậy và từ các nhà sản xuất uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn của thực phẩm chức năng.

 

Trên đây là những thông tin về thời điểm uống thực phẩm tốt nhất. Hy vọng với những thông tin trên của Medipharm sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức và sử dụng thực phẩm chức năng hiệu quả.

Địa chỉ

Lô 23 C1, KDC Hòa Minh 5, Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng

02363 628 567

info@medipharm.vn

MEDIPHARM tự hào là một cửa hàng Dược phẩm Trực tuyến tốt nhất ở Việt nam với các loại thuốc chất lượng cao, chất bổ sung, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, …

Về chúng tôi

Copyright © 2022 Medipharm. All Rights Reserved.

X
Add to cart